ỨNG DỤNG “CÂY GẬY VÀ CỦ CÀ RỐT” TRONG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ

Một Công trình Xanh tiêu chuẩn cần tuần thủ 5 hạng mục yêu cầu bao gồm tiết kiệm điện và nước, sử dụng vật liệu bền vững, đảm báo chất lượng không khí trong nhà và địa thế bền vững. Nhiều công cụ đánh giá Công trình Xanh hiện nay có nhiều mức độ tiêu chuẩn khác nhau nhưng không thể phủ nhận Sử dụng năng lượng hiệu quả là một trong những tiêu chí quan trọng nhất.

Hiện nay Việt Nam có ba công cụ đánh giá Công trình Xanh phổ biến là LEED, LOTUS và GreenMark, cả ba tiêu chuẩn đánh giá này đều đặt tiêu thụ năng lượng hiệu quả lên làm ưu tiên hàng đầu. Thậm chí các công trình tham gia đánh giá phải đạt một mức độ nhất định về năng lượng mới được xem xét đánh giá Công trình Xanh, điều đó có nghĩa là công trình sẽ không được cấp bằng chứng nhận Công trình Xanh nếu không tuân thủ mức độ năng lượng tiết kiệm theo quy định cho dù chủ đầu tư có chi nhiều tiền hơn nữa để hoàn thành các hạng mục khác.

Lấy LEED làm ví dụ, tiêu chuẩn đánh giá Công trình Xanh đến từ Hoa Kỳ này yêu cầu một tòa nhà phải tiết kiệm ít nhất 10% năng lượng so với mô hình baseline. Bất kỳ công trình tiết kiệm ít hơn 10% năng lượng tiêu thụ đều không được cấp chứng nhận.

Các công trình tiết kiệm năng lượng sẽ tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng cho chủ đầu tư về lâu dài

Quy chuẩn xây dựng quốc gia bước đầu thúc đẩy hiệu suất năng lượng

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả (Energy efficiency building code) do Bộ Xây dựng ban hành vào năm ngoái quy định tất cả các tòa nhà thương mại lẫn dân dụng có tổng diện tích hơn 2,500 mét vuông phải đạt yêu cầu sử dụng hiệu quả năng lượng bất kể là công trình xây mới hay cải tạo lại.

Theo đó, các công trình phải tính toán thiết kế ứng dụng những giải pháp kỹ thuật và lớp vỏ bao che một cách chi tiết để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Quy chuẩn này có những quy định nghiêm ngặt cụ thể cho mỗi hạng mục, ví dụ, vật liệu dùng làm cửa sổ là loại kính cách nhiệt cao và đáp ứng thresholds nhất định. Tương tự như thế, các thiết bị tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà bao gồm hệ thống đèn, hệ thống điều hòa và thang máy cùng phải đáp ứng hoàn toàn yêu cầu quy định.

Có thể nói những quy định xây dựng như thế này còn khá mới mẻ với nhiều công ty thiết kế cũng như nhiều đơn vị địa phương, vì thế mà nhiều chương trình đào tạo đã được tổ chức tại Sở Xây dựng để tuyên truyền và phổ biến Quy chuẩn này. Trên thực tế, một Quy chuẩn tương tự đã được ban hành vào năm 2005 nhưng không bắt buộc các công trình phải tuần thủ vì các tiêu chí khi đó không chỉ còn quá xa lạ với nhiều chuyên gia mà còn khá tốn kém nếu đưa vào thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Chương trình khuyến khích

May mắn thay, một chương trình khuyến khích do IFC, một tổ chức thành viên của World Bank Group, khởi động sẽ ra đời tại Việt Nam. Chương trình EGDE (viết tắt của The Excellence in Great Design and Efficiency) tập trung vào tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước và sử dụng vật liệu bền vững. Nhiều ưu đãi sẽ sớm được áp dựng cho những dự án tuân thủ các yêu cầu xếp hạng này. Chủ đầu tư muốn đăng ký chương trình này cần gửi tất cả tài liệu cho Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) để xem xét và cấp chứng nhận. Sau đó, chủ đầu tư có thể tiếp cận các ngân hàng về chương trình này. Tôi háo hức mong đợi chương trình này bởi vì lợi ích của nó trong việc góp phần tạo ra nhiều công trình bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Hàng rào giá cả năng lượng

Bất kể do thưởng (củ cà rốt) hay phạt (cây gậy), các chủ đầu tư nên theo đuổi mục tiêu hiệu quả năng lượng cho các công trình kế cả xây mới lẫn cải tạo công trình hiện có. Lý do chính yếu có thể đề cập đến đó là Vấn đề tăng giá tiêu thụ năng lượng. Một công trình tiêu thụ ít năng lượng hơn dĩ nhiên sẽ giảm thiểu nhiều hơn trong khoản chi phí vận hành và làm cho giá sản phẩm cơ bản thấp hơn. Thêm vào đó, một khi giá cả tiêu thụ năng lượng tăng lên, sự chênh lệch nói trên sẽ ngày càng lớn và kết quả là những công trình cây dựng thiếu hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng về lâu về dài.

Một công trình tiết kiệm năng lượng luôn luôn dễ bảo trì và vận hành ở mức phí thấp hơn các công trình thông thường. Hiện nay có 2 nhóm giải pháp hiệu quả năng lượng chính: thiết kế chủ động và thiết kế thụ động. Thiết kế thụ động tập trung vào hướng công trình và lớp vỏ bao che, còn thiết kế chủ động chủ yếu tập trung vào các giải pháp thuộc về thiết bị năng lượng. Một điểm đáng lưu ý là thiết kế thụ động có hiệu quả chi phí cao hơn nhiều so với các thiết kế chủ động. Vì thế mà nhà tư vấn công trình đóng một vai trò quan trọng góp phần giúp chủ đầu tư xây nên một công trình tiết kiệm năng lượng với mức phí hợp lý.

Tóm lại, sở hữu một công trình thiết kế và xây dựng đạt chuẩn hiệu quả năng lượng là một lựa chọn khôn ngoan cho các nhà đầu tư vào thời điểm hiện nay. Các chuyên gia thiết kế hiện nay có thể chạy phần mềm mô phỏng năng lượng để tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng so với các khoản đầu tư ban đầu. Các nhà máy như BlueScope hoàn toàn không tính giá đắt đỏ hơn quá nhiều cho vật liệu mái SRI để tiết kiệm năng lượng. Đã đến lúc tiến hành xây dựng các dự án năng lượng hiệu quả bằng không chúng ta sẽ dễ dnafg đánh mất cơ hội.

Nguồn: http://www.vir.com.vn/energy-efficient-sticks-and-carrots.html