Xếp hạng các chứng nhận Công trình xanh

LOTUS hay LEED? LEED hay Green Mark? Một chuyên gia tư vấn Công trình xanh sẽ giúp giải đáp những băn khoăn xoay quanh các chứng nhận.

 

Hiện có hơn một trăm hội đồng xây dựng xanh tại các quốc gia trên toàn thế giới và một loạt các hệ thống đánh giá Công trình xanh đang được sử dụng. Hầu hết mỗi quốc gia đều có hệ thống xếp hạng riêng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và tự nhiên tại địa phương mình. Tuy nhiên, song song với các tiêu chuẩn địa phương, các quốc gia còn áp dụng chung một số hệ thống đánh giá phổ biến trên toàn Thế Giới.

Có ba hệ thống đánh giá Công trình xanh phổ biến ở Việt Nam đã được áp dụng trong những năm gần đây là LEED (Hoa Kỳ), Green Mark (Singapore) và LOTUS (Việt Nam). Trong khi Green Mark được các nhà đầu tư Singapore như CapitaLand ưa chuộng thì nhiều chủ đầu tư thường chọn LEED hoặc LOTUS làm cơ sở đánh giá cho Công trình xanh của họ.

LEED

LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là một chứng chỉ chứng nhận Công trình xanh được xem là tốt nhất cho các chiến lươc và giải pháp xây dựng. LEED được xây dựng và phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ năm 1997 cho các dự án ở Mỹ, và dần trở nên phổ biến hơn ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. LEED lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam trong năm 2008. Đến nay, hơn 100 dự án đầu tư nước ngoài điển hình tại Việt Nam đã áp dụng chứng nhận này.

LOTUS

LOTUS là một hệ thống chứng nhận Công trình xanh được phát triển và được chứng nhận bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC). Công cụ xếp hạng này đã được phát hành khoảng năm năm trước. Hiện nay LOTUS chia làm ba loại chứng nhận là LOTUS cho khu vực không cư trú, LOTUS cho khu dân cư và LOTUS cho các tòa nhà đang đi vào hoạt động (BIO). Trong đó LOTUS cho khu vực không cư trú đã được áp dụng rộng rãi cho các dự án nhỏ lẻ và văn phòng. Hiện có tới  tầm 50 dự án tại Việt Nam áp dụng LOTUS và gần như tất cả các dự án này đều từ các nhà đầu tư nước ngoài. “Đây là một dấu hiệu tốt đối với chứng nhận LOTUS khi được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng, nhưng điều đó cũng cho thấy các nhà đầu tư địa phương vẫn chưa theo kịp xu hướng toàn cầu,” Quang nói.

LEED  và LOTUS

LEED và LOTUS đều có năm hạng mục chính là địa điểm bền vững, hiệu quả năng lượng và nước, vật liệu bền vững và chất lượng môi trường trong nhà. Mặc dù có thể có sự khác biệt về mức ngưỡng và tên hạng mục nhưng cả dự án LEED và LOTUS đều hướng đến các thực tiễn tốt nhất cho tất cả các bên liên quan đến công trình, bao gồm chủ sở hữu, người sử dụng, cộng đồng và môi trường. Một sự khác biệt đáng kể giữa LEED và LOTUS là mức độ chứng nhận, trong khi LEED có bốn cấp độ từ Cơ bản, Bạc, Vàng và Bạch kim thì LOTUS xếp hạng Vàng là cao nhất và chỉ có ba cấp chứng chỉ. Đó là lý do tại sao các dự án theo đuổi chứng chỉ kép thường nhận được LEED Gold nhưng LOTUS Silver.

Nhưng làm thế nào để chọn được một hệ thống chứng nhận Công trình xanh phù hợp trong khi chỉ có một sự lựa chọn duy nhất? Theo Quang, câu trả lời tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà dự án sẽ phục vụ khi công trình đưa vào hoạt động. Hầu hết các dự án LEED tại Việt Nam được thực hiện bởi các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực sản xuất. Điều này chủ yếu là do đối với LEED vấn đề môi trường được đặt cao hơn rất nhiều đối với các chương trình nghị sự ở Mỹ và EU. Hoặc ví dụ về các tòa nhà văn phòng cao cấp, President Place tại trung tâm TP HCM, tòa nhà văn phòng LEED Gold đầu tiên tại Việt Nam là trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia , được xem đạt chứng nhận LEED là một mục tiêu đáng để theo đuổi. Hiện nay, tòa nhà này đã nhanh chóng được “chiếm đóng” bởi các tập đoàn lớn như Canon, Diageo và Microsoft.

LOTUS ngày càng được nhiều chuyên gia công nhận và áp dụng vì tính phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Hệ thống chuỗi siêu thị BigC đã bắt đầu chọn LOTUS sau lần đầu áp dụng cả LEED và LOTUS cho siêu thị đầu tiên của họ tại Dĩ An, Bình Dương. Một nhà máy đầu tư của Mỹ ở Đồng Nai cũng đã chọn LOTUS sau khi xem xét đầy đủ cả hai hệ thống.

Tuy nhiên, cũng có nhiều dự án theo đuổi đồng thời cả LEED và LOTUS như BigC Dĩ An ở Bình Dương, nhà máy sản xuất giày Mộc Bài ở Tây Ninh và tòa nhà VietinBank Tower tại Hà Nội. Điều này khẳng định một thực tế là cả LEED và LOTUS đều có thể được đưa vào ứng dụng cho các dự án mặc dù có sự khác biệt nhỏ giữa hai hệ thống.

Làm sao để đạt chứng nhận Công trình xanh?

Lựa chọn thiết kế và xây dựng một dự án theo tiêu chí LEED hoặc LOTUS là một chuyện, nhưng nhìn thấy các dự án được thông qua và đạt được chứng nhận là một chuyện khác. Đây là một hành trình rất khó khăn cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là chủ sở hữu hay khách hàng. Hoàn thành ngân sách dự án, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và nhận được chứng chỉ công trình xanh không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Vậy làm cách nào để đạt được các mục tiêu này và đảm bảo duy trì “Công trình xanh”? Yếu tố quan trọng để thành công nằm ở nhà tư vấn có thẩm quyền và giàu kinh nghiệm.

Khách hàng khó có thể chọn được một nhà tư vấn lý tưởng, thay vào đó, khách hàng có thể tìm kiếm một chuyên gia xây dựng xanh để nắm giữ các hạng mục xây dựng xanh cho dự án càng sớm càng tốt trong suốt quá trình xây dựng. Chuyên gia này sẽ định hướng toàn bộ nhóm thiết kế từ ngày đầu tiên cũng như theo dõi hoạt động xây dựng để đảm bảo mục tiêu được đáp ứng hoàn tất. Tìm được một chuyên gia tư vấn như thế càng sớm thì mỗi khoản tiền chi cho tư vấn sẽ càng đáng giá do những lợi ích về chi phí được cải thiện vô cùng đáng kể.

Nguồn: http://www.vir.com.vn/charting-the-green-regulatory-forest-29028.html